Bối cảnh lịch sử Trận_Narva_(1700)

Bài chi tiết: Đại chiến Bắc Âu (1700-1721)

Sau khi đồng minh của Nga là Đan MạchKhối thịnh vượng chung Ba Lan-Lithuania (Ba LanLitva ngày nay) tuyên chiến bất ngờ với Thụy Điển, mà khởi điểm là tham vọng chiếm Livonia của August II của Ba Lan, cuộc đại chiến Bắc Âu kéo dài 21 năm đã bắt đầu. Trong thời điểm này, Nga vẫn đang sốt ruột chờ quyết định ký hiệp ước hòa bình của Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, mà trước đó hai nước này đã có hiềm khích. Sau khi hai bên đã ký kết hiệp ước, ngày 9 tháng 8 năm 1700, Nga tuyên chiến với Thụy Điển để hỗ trợ cho đồng minh, đồng thời chiếm lại hai tỉnh Ingria và Karelia. Để đảm bảo kế hoạch chiếm lấy hai tỉnh này thành công, Nga phải kiểm soát Narva trước tiên (Narva không phải là mục tiêu ban đầu của vua Pyotr).

Vua Karl XII của Thụy Điển (lên ngôi năm 1697) quyết định đáp trả lại những hành động tuyên chiến ngu xuẩn của phe Đồng minh. Trước hết, ông yêu cầu hậu phương đúc vũ khí, quyên góp tiền để phục vụ quân đội, chiêu mộ thêm binh sĩ, huấn luyện lính tinh nhuệ,v.v... Ngoài ra, ông còn cho vơ vét hết toàn bộ Ngân khố Hoàng gia, khiến tài chính bị khánh kiệt. Sau khi gom góp đủ lực lượng, ông cho quân đội tấn công quân Ba Lan, khi đó đang trên đường xâm lược Livonia.

Sau khi đập tan Ba Lan và Đan Mạch chỉ trong chớp nhoáng mà gần như không mất một giọt máu, Karl quyết định quay lại chống Nga. Khi biết vua Pyotr sắp đến Narva, ông đã cho chuẩn bị gia cố thành càng sớm càng tốt. Với khoảng 12,000 quân Thụy Điển đối đầu với 37,000 quân Nga trước mặt, không gì là không thể đối với vị vua trẻ này,

Liên quan